7 ngày lãnh đạo: DẪN DẮT BẢN THÂN!

7 ngày lãnh đạo: DẪN DẮT BẢN THÂN!

Mục lục:

  1. Lý thuyết
  2. Hiểu về 5 cấp độ dẫn dắt đội nhóm
    • Dẫn dắt cấp độ 1: dựa vào QUYỀN
    • Dất dắt cấp độ 2: dựa vào ĐỨC
    • Dất dắt cấp độ 3: dựa vào TÀI
    • Dất dắt cấp độ 4: dựa vào GIÚP
    • Dất dắt cấp độ 5: dựa vào ÂN
  3. Bạn đang ở lãnh đạo cấp độ mấy?
  4. Thực hành
  5. Bài tập rèn luyện
1. Lý thuyết
  • Muốn dẫn dắt đội nhóm, trước tiên mình cần dẫn dắt được bản thân mình. Bản thân trước hết cần phải có góc nhìn đúng đắn về vai trò dẫn dắt đội nhóm, có như vậy bạn mới có nghề dẫn dắt, không bị cảm xúc hay suy nhĩ hướng cá nhân khi nhận vai trò này.
  • Dẫn dắt, hay lãnh đạo, hay gây ảnh hưởng tới người xung quanh … bạn không chỉ áp dụng cho đội nhóm, mà còn ứng dụng đễ dẫn dắt những người khác trong đời sống, VD: bạn bè, con cái, vợ chồng …. => họ nghe theo bạn, đồng ý để bạn dẫn dắt là vì đâu?
  • Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu cách gây ảnh hưởng tới những người xung quanh như thế nào nhé :) :) 
2. Hiểu về 5 cấp độ dẫn dắt đội nhóm

Có 5 cấp độ dẫn dắt đội nhóm, mà theo như John C Maxwell còn gọi là 5 cấp độ lãnh đạo!

5 Cấp độ lãnh đạo - Góc nhìn quyền lực:

5 Cấp độ lãnh đạo - Góc nhìn quyền lực

2.1 Dẫn dắt cấp độ 1: dựa vào QUYỀN

Lãnh đạo cấp độ 1: dựa vào QUYỀN LỰC

Lãnh đạo cấp độ 1: dựa vào QUYỀN

  • Lý do người khác để bạn dẫn dắt: vì bạn có vị trí, bạn có vai trò, vị bạn ngồi trên ghế quyền lực. VD: bạn được giao là trưởng nhóm, bạn là admin, bạn là giám đốc … Trong cuộc sống thì bạn là bố mẹ nên con cái phải nghe, bạn là anh chị, cô bác … Có thể là quyền lực mềm: quyền phụ nữ …
  • Động lực khiến họ phải nghe bạn: họ bị ép buộc PHẢI nghe lệnh. VD:  nhân viên phải nghe lệnh trưởng nhóm, con cái phải nghe lệnh bố mẹ … => đây là quyền lực cần tránh sử dụng nhất, vì người khác sẽ tìm các chống đối và chỉ làm vì hình thức che đậy, làm cho qua … sẽ có khoảng cách lớn giữa 2 bên, khó kết nối, khó đồng hành
  • Quyền lực của bạn: quyền CHỨC VỤ
  • Mặt tích cực: danh chính ngôn thuận => có vai trò rõ ràng
  • Mặt hạn chế: người khác làm theo ý bạn bởi bì họ bị ép buộc phải làm vậy => bạn luôn phải giám sát, nếu không có mặt bạn thì họ sẽ không làm
  • Kết luận: trong tất cả các quyền, thì đây là quyền lực bạn cần tránh dụng nhất, chỉ dùng khi bắt buộc phải dùng. VD: con cái hư hỏng, nhân viên phá hoại công ty …
2.2 Dấn dắt cấp độ 2: dựa vào ĐỨC

Lãnh đạo cấp độ 2: dựa vào ĐỨC

Lãnh đạo cấp độ 2: dựa vào ĐỨC

  • Lý do người khác để bạn dẫn dắt: vì bạn sống có đức, sống tử tế, lạc quan, tích cực, hòa đồng, nhiệt tình, luôn muốn giúp đỡ người khác … VD: con cái thích nghe lời bạn vì bạn luôn lắng nghe con chia sẻ, nhân viên nghe bạn vì bạn rất gương mẫu, đồng đội nghe bạn vì bạn sống tích cực lạc quan cầu tiến …
  • Động lực khiến họ phải nghe bạn: họ nghe bạn vì họ THÍCH bạn, họ thích con người bạn, thích cách sống của bạn, thích sự tử tế của bạn
  • Quyền lực của bạn: quyền NHÂN CÁCH CÁ NHÂN
  • Mặt tích cực: họ muốn làm giúp bạn từ tâm, họ yêu mếm sự tử tế của bạn
  • Mặt hạn chế: họ chỉ muốn giúp bạn trong điều kiện cho phép, nếu ngoài nguồn lực cho phép có thể họ sẽ không làm
  • Kết luận: đây là cấp độ đầu tiên gây ảnh hưởng tới người khác, hãy sống tử tế và tích cực để thu hút và làm người khác yêu mếm và quy tụ về phía bạn
2.3 Dấn dắt cấp độ 3: dựa vào TÀI

Lãnh đạo cấp độ 3: dựa vào TÀI

Lãnh đạo cấp độ 3: dựa vào TÀI

  • Lý do người khác để bạn dẫn dắt: vì bạn là người có tài năng, bạn có chuyên môn sâu rộng vững vàng, ở vị trí của bạn, bạn có chuyên môn vững chắc. VD: bạn bán hàng rất giỏi, bạn là kỹ sư giỏi, bạn là ca sĩ với gọng hát ngọt ngào vạn người mê, bạn là một kế toán giỏi …
  • Động lực khiến họ phải nghe bạn: họ nghe bạn vì bạn là một chuyên gia trong 1 lĩnh vực, họ KỲ VỌNG bạn sẽ giúp họ trong lĩnh vực đó, họ tin tưởng vào tăng năng của bạn, chắc chắn họ sẽ nghe những lời khuyên mà bạn đưa ra cho họ
  • Quyền lực của bạn: quyền CHUYÊN MÔN CÁ NHÂN
  • Mặt tích cực: khác với dẫn dắt cấp độ 2 (dựa vào ĐỨC), ở cấp độ 3, người khác muốn nghe bạn bởi họ kỳ vọng bạn sẽ làm điều gì đó cho họ, nghĩa là họ làm vì chính họ, chứ không phải làm vì thích bạn, hay làm vì bạn nữa => vì làm cho họ, nên họ sẽ làm hết mình
  • Mặt hạn chế: tài và đức cần đi đôi với nhau, nếu chỉ có tài, người khác sẽ chỉ theo bạn để đạt kỳ vọng / mục đích cá nhân, sau khi đạt được họ sẽ rời ra bạn vì họ không thích con người bạn. VD: con cái lúc đầu luôn luôn nghe lời cha mẹ, vì khi còn nhỏ, cha mẹ nói gì cũng đúng, chúng muốn học được rất nhiều điều từ cha me. Nhưng khi con cái lớn lên, chuyên môn của bố mẹ dần không thuyết phục được con cái, chúng sẽ dần không còn nghe lời khuyên chuyên môn từ bố mẹ nữa. Trong công ty cũng vậy, lúc mới vào nhân viên sẽ kỳ vọng được học hỏi và phát triển, nếu bạn không thể làm điều đó, nhân viên sẽ mất dần kỳ vọng và mục tiêu cá nhân …
  • Kết luận: không chỉ cần có mỗi đức, phải cần có tài (chuyên môn, nội lực) để tạo sự kỳ vọng / mục tiêu cá nhân cho họ, để họ làm hết mình
2.4 Dấn dắt cấp độ 4: dựa vào GIÚP

Lãnh đạo cấp độ 4: dựa vào GIÚP

Lãnh đạo cấp độ 4: dựa vào GIÚP

  • Lý do người khác để bạn dẫn dắt: khi bạn có tài, họ chấp nhận để bạn dẫn dắt với kỳ vọng sẽ đat được điều gì đó, và quá trình bạn GIÚP họ đạt được những điều đó, là bạn đang ở cấp độ 4. Họ lắng nghe bạn, làm theo những gì bạn mách bảo, cả 2 bên đều nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ đã đặt kỳ vọng. VD: nhân viên tin tưởng bạn sẽ giúp họ đạt được mức lương 50 tr/tháng, bạn giúp họ và họ cũng nỗ lực để đạt điều đó. VD: con bạn muốn bạn cùng nó tham gia chuyến du lịch cùng bạn bè, bạn nỗ lực sắp xếp thời gian và tiền bạc để đi cùng nó …
  • Động lực khiến họ phải nghe bạn: họ tin tưởng bạn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu, bạn không chỉ có tài, mà bạn còn trực tiếp sẵn sàng giúp họ
  • Quyền lực của bạn: quyền DẪN DẮT ĐỘI NHÓM
  • Mặt tích cực: chúc mừng bạn đã có thực lực, có tài, họ đã chấp nhận để bạn làm cố vấn, là người dẫn dắt, chấp nhận để bạn có mặt và tham gia dẫn dắt họ đi tới mục tiêu của họ cũng như của bạn … hãy trao giá trị, giá trị của bạn trao đi nhiều bao nhiêu thì quyền lực và sức ảnh hưởng của bạn càng lớn bấy nhiêu
  • Mặt hạn chế: sức lực và thời gian là hữu hạn, bạn không thể cầm tay chỉ việc và giúp từng người, vì thế bạn cần nâng tâm và lựa chọn cách giúp sao cho hiệu quả là tối đa nhất. Cần cân nhắc 2 yếu tố khi đồng ý tham gia dẫn dắt đội nhóm: 1/ kết quả dẫn dắt phải tác động tới nhiều người nhất có thể (càng giúp nhiều người cùng 1 lúc thì bạn càng có nhiều sức ảnh hưởng bấy nhiêu => hãy chọn trao giá trị cho cộng đồng thay vì ít người); 2/ kết quả dẫn dắt phải tác động tới những người quan trọng (vì họ sẽ là người tiếp tục lan tỏa giá trị của bạn => hãy chọn những người có sức ảnh hưởng lớn để giúp)
  • Kết luận: hãy trao giá trị đúng cách, giá trị trao đi càng nhiều người nhận, thì sức ảnh hưởng của bạn càng lớn
2.5 Dấn dắt cấp độ 5: dựa vào ÂN

Lãnh đạo cấp độ 5: dựa vào ÂN

Lãnh đạo cấp độ 5: dựa vào ÂN

  • Lý do người khác để bạn dẫn dắt: chúc mừng bạn đã vượt qua lãnh đạo cấp độ 4, bạn đã dẫn dắt họ đi tới mục tiêu, bạn đã giúp họ đạt được kỳ vọng họ và bạn đặt ra. Giờ đây bạn không còn phải cần làm gì nữa, việc của bạn chỉ là hưởng thụ những giá trị mình đã giúp họ. Họ trị ÂN những gì bạn đã giúp họ. Họ hoàn toàn lắng nghe bạn vì những gì bạn đã giúp họ.
  • Động lực khiến họ phải nghe bạn: họ muốn tri ân những gì bạn đã làm cho họ, giúp họ đạt được kỳ vọng.
  • Quyền lực của bạn: quyền THƯƠNG HIỆU ĐỘI NHÓM
  • Mặt tích cực: rất nhiều người được bạn giúp, họ rất trân trọng và thậm trí tôn thờ bạn, đo đâu họ cũng sẽ nói tốt về bạn, khoe về bạn, thâm trí có ai đó nói xấu về bạn, thì họ sẵn sàng bảo vệ cho bạn. Nếu bạn có công lao đã giúp cho cả một quốc gia, thì bạn đã là một lãnh tụ và được lịch sử ghi nhớ ghi công.
  • Mặt hạn chế: Khi đã đạt đến đỉnh cao quyền lực, bạn sẽ rất dễ bị tai nạn nghề lãnh đạo: cái TÔI lớn, tự cao, chiếc ghế quyền lực bạn đang ngồi có thể che mất tầm mắt của bạn. Hãy chú ý để sống khiêm hạ, khiêm nhường, thanh liêm. Hãy để lại những dấu vết gì đó của bạn, để đội nhóm, để lịch sử luôn khắc ghi công lao của bạn
  • Kết luận: công lao của bạn càng nhiều bao nhiêu, lịch sử càng ghi nhận lại bấy nhiêu. Bạn có thể là idol của mấy đứa con, là tấm gương của đội nhóm, là đại diện thương hiệu cho một doanh nghiệp hay một nhãn hàng, hoặc lớn hơn nữa, bạn có thể là một biểu tượng của một quốc gia … Tất cả phụ thuộc vào giá trị và công lao mà bạn đã để lại

5 cấp độ lãnh đạo - John C Maxwell:

3. Bạn đang ở lãnh đạo cấp độ mấy?
  • Bạn đang ở cấp độ mấy? => câu trả lời là có thể ở tất cả cấp độ. 
    • VD: trong đội nhóm
      • đối với người mới, họ chưa biết bạn là ai, nên họ còn dè chừng chưa để bạn dẫn dắt
      • đối với người vào được một thời gian, họ dần thích bạn => bạn trở thành người dẫn dắt cấp độ 2
      • một thời gian nữa làm việc với bạn, họ thấy bạn rất giỏi, họ kỳ vọng làm việc với bạn sẽ giúp họ tiến lên bứt phá => bạn trở thành người dẫn dắt cấp độ 3
      • một thời gian tiếp theo, bạn và họ đồng hành để giúp giúp họ chinh phục mục tiêu của họ => bạn trở thành người dẫn dắt cấp độ 4
      • một thời gian tiếp theo, sau cùng, thì bạn đã giúp họ đạt được mục tiêu, họ rất nể phục bạn, họ muốn tri ân bạn, ghi nhớ công ơn của bạn, luôn nói tốt về bạn mọi lúc mọi nơi cho dù không còn làm việc cùng bạn nữa => bạn trở thành dẫn dắt cấp độ 5. Hãy nhớ sống khiêm hạ, tránh bị cái tôi và quyền lực che mờ tầm mắt.
  • Bạn thấy đấy, đối với mổi người khác nhau thì cấp độ lãnh đạo của bạn ở cấp độ khác nhau, nó không phụ thuộc vào chức vụ hay địa vị của bạn, nó phụ thuộc vào những gì bạn đã giúp họ
  • Vậy thì hãy bắt tay vào xây dựng giá trị của mình, nâng cao cấp độ dẫn dắt của mình bằng cách giúp đội nhóm đi tới thành công
4. Thực hành

Hãy thiết kế cấp độ dẫn dắt của bạn trong cuộc sống: Hãy lập bảng giá trị để ứng dụng với con cái, vợ chồng, đồng đội, cộng đồng … thậm chí với cả sếp của bạn, bạn hoàn toàn có thể dẫn dắt sếp của mình nếu như bạn làm sếp tâm phục khẩu phục và tin tưởng vào bạn, và chắc chắn bạn sẽ giỏi hơn sếp của bạn ở một chuyên môn nào đó!

Bài tập xác định cấp độ lãnh đạo của bạn

Bài tập xác định cấp độ lãnh đạo của bạn

5. Bài tập rèn luyện

Được gửi trong khóa học rèn luyện!


 Trang chủ  Blog  Liên hệ   

 Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY LÃNH ĐẠO VÀ DẪN DẮT ĐỘI NHÓM

Nội dung ...


   

Trang chủ | Giới thiệu | Dự án | Giáo án (lịch khai giảng) | App | CLB | BlogLiên hệ

XÂY DỰNG TÔI - BUILD ME
(hệ sinh thái cộng đồng)

"Kết nối cộng đồng, nâng tầm tri thức!"

"THÂN (khỏe) - TÂM (an) - TRÍ (tuệ)"