7 ngày lãnh đạo: DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #3 GIỮ!
7 ngày lãnh đạo: DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #3 GIỮ!
Mục lục:
- Lý thuyết
- Hiểu về chiến dịch GIỮ
- Thực thi chiến dịch GIỮ
- #4/ LÃNH ĐẠO: Tạo tinh thần trách nhiệm (mắt khâu bị thiếu của quả trị) => hoàn thành hơn hoàn hảo
- #6/ Huấn luyện và tư vấn => đồng hành & hỗ trợ 3
- Xây dựng môi trường CFR (Trao đổi – Phản hồi – Ghi nhận)
- Về hoạt động Conversation (trao đổi)
- Về hoạt động Feedback (phản hồi) và Recognization (ghi nhận)
- Xây dựng sự tự tin cho toàn thể đội ngũ nhân sự
- Thực hành lập bảng CFR
- Bài tập rèn luyện
1. Lý thuyết
Bài tập trước bạn đã hiểu về tổng thể về nhân sự (chiến lược, tổ chức, quản lý, lãnh đạo, quản trị, huấn luyện & tư vấn), và thực thiện hoạt động GIỮ (chiến lược + tổ chức + quản lý). Bây giờ bạn sẽ bước qua chiến dịch thứ #3 GIỮ (quản lý, lãnh đạo, huấn luyện & tư vấn)
Xem lại:
2. Hiểu về chiến dịch GIỮ
Trong tất cả các chiến dịch về nhân sự (đội nhóm, khách hành, thành viên …), thì chiến dịch GIỮ là khó nhất và nặng nhất, bởi vì:
- TUYỂN => chỉ cần mất thời gian chọn đúng người có năng lực phù hợp
- DÙNG => chỉ cần truyền thông về “Chiến lược (tầm nhìn) - Tổ chức (tổ chức lộ trình) – Quản lý (thúc đẩy tham gia lộ trình)”
- GIẢM => chỉ cần giảm bớt những người năng lực không còn phù hợp
- Nhưng với GIỮ => đây là một hành trình “thường xuyên - kiên trì - kéo dài - chi tiết - cụ thể”, mà con người lại không phải máy móc, họ có suy nghĩ và cảm xúc thay đổi liên tục, nó khá mơ hồ để có thể đi đúng như những gì bạn mong đợi => vì thế bạn cần phải có nghiệp vụ và cách làm cụ thể, rõ ràng … để giúp cho đội ngũ nhân sự luôn “hào hứng – phát triển – cống hiến”
Xây dựng team - Tiêu chí tuyển dụng theo mô hình quản trị:
Lãnh đạo thực thi 06 nhiệm vụ (chăm sóc team):
3. Thực thi chiến dịch GIỮ
Nhắc lại 2 hoạt động dẫn dắt nhân sự:
#4/ LÃNH ĐẠO: Tạo tinh thần trách nhiệm (mắt khâu bị thiếu của quả trị) => hoàn thành hơn hoàn hảo
Trong quá trình tiến tới mục tiêu, sẽ luôn có những lời xin lỗi, viện lý do, không đưa ra giải pháp, che giấu thất bại => cần phải có những phương pháp và hoạt động CFR (trao đổi – phản hồi – ghi nhận) để giúp thành viên luôn hào hứng và nhiều động lực bứt phá
#6/ Huấn luyện và tư vấn => đồng hành & hỗ trợ
Huấn luyện và tư vấn là phương tiện để thực hiện & quy 05 thực thi ở trên về cấp độ: người với người
- Huấn luyện: phản hồi rất cụ thể để giúp nhân viên đạt kết quả trách nhiệm
- Tư vấn: chuẩn bị cho nhân viên thăng tiến lên một nhiệm vụ mới; giúp phát triển đội ngũ, giữ người tốt, kéo theo giao lưu có tác dụng cống hiến nhiều hơn
=> cần theo sát thành viên (CFR: trao đổi – phản hồi – ghi nhận)
4. Xây dựng môi trường CFR (Trao đổi – Phản hồi – Ghi nhận)
CFR (Conversation – Feedback – Regconization: Trao đổi – Phản hồi – Ghi nhận): là môi trường giúp mọi người được thỏa mãn nhu cầu cá nhân theo tháp nhu cầu Maslow
- Tầng 1: được đảm bảo nhu cầu cơ bản = 7 Ngày bứt phá bán lẻ (thu nhập ít nhất 5-10tr/tháng) + 7 Ngày bứt phá tuyển dụng (thu nhập ít nhất 10-30tr/tháng) + 7 Ngày bứt phá Nhân bản (thu nhập ít nhất 30-50tr/tháng)
- Tầng 2: được an toàn = cơ hội tốt (ngành nghề, công ty, chính sách, sản phẩm) + môi trường tốt (đội nhóm) = 7 ngày bứt phá khởi động + 7 ngày luyện viết Content
- Tầng 3: được giao lưu = Converstion (kết nối, giao lưu, hỏi đáp)
- Tầng 4: được quý trọng = Feedback (phản hồi)
- Tầng 5: được thể hiện bản thân = Regconization (ghi nhận, khích lệ) => 7 Ngày bứt phá Lãnh đạo
Tháp nhu cầu Maslow:
4.1 Về hoạt động Conversation (trao đổi)
Hiểu về hiệu ứng tâm lý: con người ai cũng hướng tới chữ tôi (hãy cho người ta tham gia / nói chuyện):
- Họ thường đề cao bản thân
- Họ thích được nói hơn lắng nghe
- => chính vì tâm lý con người là như vậy => nếu họ không hứng thú trao đổi (nói chuyện) = bạn đã thất bại
BTC đã xây dựng sẵn một môi trường (hệ sinh thái) để tất cả mọi người đề có cơ hội “trao đổi – rèn luyện – phát triển” => việc còn lại của bạn là làm cách nào đó để mọi người tham gia trao đổi / nói chuyện / thể hiện bản thân họ là được
Công thức tạo cuộc trao đổi:
Trao đổi = Thông tin mới (trao thêm lợi ích) + Giao nhiệm vụ trao đổi (hỏi, bàn giao …)
- Thông tin mới => cách tự nhiên nhất để mọi người trao đổi là liên tục trao thêm giá trị, trao thêm thông tin hữu ích cho mọi người => đừng bao giờ nhắc nhở mọi người rằng hãy trao đổi đi trong khi chẳng có chủ đề hay giá trị nào trao thêm cho họ. VD thông tin mới: thông báo mới, có thể sử dụng thông tin Feedback (phản hồi, tiến độ) và thông tin Recognization (ghi nhận, tuyên dương)
- Giao nhiệm vụ trao đổi => sau khi có thêm thông tin giá trị cho họ, nếu họ chưa trao đổi, hãy chuyền bóng cho ai đó. VD: hỏi xem họ nghĩ gì? Hoặc giao nhiệm vụ cho ai đó và đề nghị họ phản hồi ý kiến và tiến độ …
Bạn cũng cần học cách lắng nghe, tránh nói quá nhiều sẽ làm người khác không có đất diễn, chỉ phát biểu và dẫn dắt khi thấy cần thiết:
Lắng nghe = im lặng và không nói gì
4.2 Về hoạt động Feedback (phản hồi) và Recognization (ghi nhận)
Không một ai muốn đơn độc trên hành trình, mà cần có đồng đội cùng đồng hành để mọi nỗ lực có người khác “chứng kiến - phản hồi - ghi nhận”
Hiểu về hiệu ứng tâm lý:
- Khen tạo hiệu ứng hưng phấn và động viên => cho dù khen xã giao
- Chê tạo hiệu ứng ức chế => kể cả chê đúng
- Luôn khen trước rồi mới chê sau
- Khen đúng mức độ (nhu cầu tâm lý): tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, trình độ, tâm lý, mối quan hệ …
Công thức phản hồi và ghi nhận (khích lệ, khen ngợi):
Phản hồi & Khích lệ = {1/ Thường xuyên và kịp thời (ngay lúc diễn ra sự việc)} x {2/ Cụ thể và đúng mức độ} x {3/ Công khai}
- Thường xuyên và kịp thời => ngay lúc diễn ra sự việc thì cảm xúc của họ đang là cao nhất, nếu để lâu mới thực hiện thì cảm xúc đã giảm và hiệu quả không còn cao nữa => thường xuyên theo dõi kết quả và sự nỗ lực của họ
- Cụ thể và đúng mức độ => cần cụ thể để họ biết rằng họ đang tốt và chưa tốt ở điểm nào, nếu đã tốt thì họ sẽ phát huy, còn chưa tốt thì họ sẽ điều chỉnh để tốt hơn
- Công khai: việc ghi nhận không chỉ với 1 cá nhân riêng lẻ, mà cần công khai lên nhóm để tất cả mọi người thấy được => điều này RẤT QUAN TRỌNG, nó giúp cho những người khác tin tưởng rằng “có người khác làm được thì mình cũng sẽ làm được”
- Chú ý: nếu là chê, thì cần khen trước để tạo cảm giác hưng phấn và dễ dàng và tích cực trong việc tiếp nhận thông tin hơn
4.3 Tham gia chương trình “Tâm lý ứng dụng đời sống” của CLB 1 Triệu nhà tâm lý cho xã hội
Tôi đã xây dựng sẵn câu lạc bộ về Tâm lý ứng dụng đời sống, chương trình sẽ giúp cho bạn nắm bắt phần nào về tâm lý con người: “HIỂU MÌNH HIỂU NGƯỜI – YÊU MÌNH YÊU NGƯỜI – GẮN KẾT ĐỘI NHÓM”
- Website: www.1trieunhatamly.com
- Group facebook: https:/facebook.com/groups/1trieunhatamly
5. Xây dựng sự tự tin cho toàn thể đội ngũ nhân sự
Công thức lõi của sự tự tin - Tạo động lực:
Việc xây dựng sự tự tin cho toàn bộ đội ngũ nhân sự cực kỳ quan trọng, nó giúp cho tất cả mọi người đều “tin tưởng - hành động mạnh mẽ - nhất quán”, từ đó tạo lên một kết quả to lớn cho tập thể.
Tạo sự tự tin cho đội ngũ không phải quá khó, bởi vì sự tự tin nó đến từ những thành quả mà họ đã thực hiện và đạt được, bắt đầu từ những việc nhỏ => chính vì thế, tất cả công việc hay mục tiêu cho dù có lớn lao đến đâu, chỉ cần bẻ nhỏ ra, và từng bước đạt được từng việc nhỏ => cứ như thế công việc to tới mấy cũng có thể tự tin và hoàn thành được => Vì thế, hãy cứ thường xuyên ghi nhận từ những việc nhỏ nhất, đặc biệt là ghi nhận những nỗ lực đối với chính bản thân họ
Chú ý:
- Cần ghi nhận công khai để tất cả mọi người đều tự tin rằng: “có người khác làm được thì mình cũng làm được”
- Hãy tập trung tất cả đội nhóm vào những kết quả nhỏ mà từng người đang làm được => rất hạn chế để đội nhóm tập trung vào những thất bại (vì nó sẽ làm nhụt chí đội nhóm) => có những việc khó mấy nhưng quyết tâm sẽ làm được, nhưng có những việc rất nhỏ nhặt như bẻ cành cây khô nếu không có tinh thần làm cũng sẽ thất bại
6. Thực hành lập bảng CFR
Lập bảng thúc đẩy hoạt động Conversation (trao đổi) => Trao đổi = Thông tin mới (trao thêm lợi ích) + Giao nhiệm vụ trao đổi (hỏi, bàn giao …)
Lập bảng thúc đẩy hoạt động Conversation (trao đổi):
Lập bản thúc đẩy các hoạt động Feedback (phản hồi) và Recognization (ghi nhận) => Phản hồi & Khích lệ = {1/ Thường xuyên và kịp thời (ngay lúc diễn ra sự việc)} x {2/ Cụ thể và đúng mức độ} x {3/ công khai}
Lập bản thúc đẩy các hoạt động Feedback (phản hồi) và Recognization (ghi nhận):
Lập bảng thúc đẩy sự tự tin của toàn bộ nhân sự => ghi nhận kết quả công khai để đội ngũ tin rằng: “có người khác làm được thì mình cũng làm được”
Lập bảng thúc đẩy sự tự tin của toàn bộ nhân sự:
Chú ý: Không nên quá lạm dụng để biến mình thành trung tâm, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy đội nhóm hoạt động mạnh mẽ => hãy lắng nghe tình hình và sử dụng CFR hợp lý
7. Bài tập rèn luyện
Được gửi trong chương trình rèn luyện!
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY LÃNH ĐẠO VÀ DẪN DẮT ĐỘI NHÓM
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ - "7 NGÀY LÃNH ĐẠO VÀ DẪN DẮT ĐỘI NHÓM":
- Giới thiệu Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY LÃNH ĐẠO VÀ DẪN DẮT ĐỘI NHÓM
- Chương trình DẪN DẮT BẢN THÂN!
- Chương trình DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #1 TUYỂN!
- Chương trình DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #2 DÙNG!
- Chương trình DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #3 GIỮ!
- Chương trình DẪN DẮT ĐỘI NHÓM - #4 GIẢM!
- Chương trình DẪN DẮT CÁC HOẠT ĐỘNG!
- Chương trình XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ KẾ THỪA CÁC CẤP!
- Chương trình 5 Phút nắm trọn tâm lý học công sở - Quản lý đội nhóm (Dùng người – Giữ người – Tránh đổ vỡ)!
- Bài thu hoạch
Trang chủ | Giới thiệu | Dự án | Giáo án (lịch khai giảng) | App | CLB | Blog | Liên hệ
XÂY DỰNG TÔI - BUILD ME
(hệ sinh thái cộng đồng)
"Kết nối cộng đồng, nâng tầm tri thức!"
"THÂN (khỏe) - TÂM (an) - TRÍ (tuệ)"