Chương trình "ĐỊNH VỊ BẢN THÂN" (IKIGAI, JOHARI): Sống hạnh phúc! Sống thành công!
Chương trình "ĐỊNH VỊ BẢN THÂN" (IKIGAI, JOHARI): Sống hạnh phúc! Sống thành công!
Mục lục:
- Lý thuyết
- Phương pháp định vị bản thân
- Bước 1: Biết mình là cái gì? Định vị bản thân trên bản đồ IKIGAI
- Lịch sử của IKIGAI
- Trạng thái IKIGAI lý tưởng
- Định vị bản thân: Các trạng thái (ngã rẽ) khác trong bàn đồ IKIGAI
- Từng bước hoàn thiện trạng thái IKIGAI cho bản thân
- Mâu thuẫn giữa phụ huynh (người trưởng thành lo lắng gánh vác CÔNG VIỆC để mưu sinh) và con cái (người trẻ háo hức khám phá học hỏi và trải nghiệm CUỘC SỐNG)
- Điểm xuất phát và đích đến IKIGAI lý tưởng
- Phản IKIGAI
- Bước 2: Biết làm thế nào để biết mình là cái gì? Hoàn thiện bản thân trên bản đồ IKIGAI
- Khám phá tọa độ định vị của bản thân theo mô hình cửa sổ Johari
- Sử dụng thuyết cửa sổ Johari để hiểu rõ hơn về bản thân và định vị bản thân mình ở đâu trên bản đồ IKIGAI
- Các công cụ hỗ trợ định vị bản thân
- Bước 3: Dịch chuyển định vị bản thân để bám đuổi IKIGAI lý tưởng – Chương trình rèn TRÍ “7 NGÀY MỞ RỘNG TẦM NHÌN”
- Bước 1: Biết mình là cái gì? Định vị bản thân trên bản đồ IKIGAI
- Thực hành
- Bài tập rèn luyện
1. Lý thuyết
Để có thể chinh phục mọi mục tiêu trong cuộc đời (thành công, hạnh phúc, giàu có …), bạn cần phải xác định được rõ ràng điểm xuất phát của bạn đang ở đâu. Bạn cần định vị rõ bản thân đang ở tọa độ nào, điểm mạnh điểm yếu, tình trạng nguồn lực hiện tại, mình đang có gì và không có gì? … Từ đó bạn mới xác định được phương hướng, cách thức hành động để đạt tới mục tiêu.
2. Phương pháp định vị bản thân
2.1 Bước 1: Biết mình là cái gì? Định vị bản thân trên bản đồ IKIGAI
Chúng ta thường gặp nhiều câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản trong cuộc sống, nhưng lại mất cả đời để đi tìm câu trả lời, thậm chí đa phần mọi người đề không có đáp án một cách rõ ràng. Những câu hỏi đó là:
- Hãy giới thiệu về bản thân?
- Tại sao công ty lại nên chọn bạn?
- Bạn có khác biệt gì?
- Hãy cho tôi biết điểm mạnh điểm yếu của bạn?
- Mục tiêu cuộc đời của bạn?
- …
Để biết rõ mình là ai? Mình là cái gì? Mình đang ở đâu? Mục tiêu cuộc đời của mình là gì? … Chúng ta hãy cùng nhau ứng dụng một phương pháp được biết đến rộng rãi, đó là phương pháp IKIGAI
Định vị bản thân trên bản đồ IKIGAI:
2.1.1 Lịch sử của IKIGAI
Ikigai là một triết lý sống và văn hóa của người Nhật (không rõ từ khi nào), nội dung chủ yếu đề cập đến phương pháp giúp bạn tìm ra mục đích sống của cuộc đời mình.
- Trong tiếng Nhật, IKIGAI là phiên âm của 生き甲斐. Về mặt Hán tự, 生き (iki – Sinh) có ý nghĩa là “sống”, còn 甲斐 (kai – Giáp Phỉ) có nghĩa là “xứng đáng”.
- Ikigai có ý nghĩa là điều gì đó khiến ta cảm thấy đáng để tồn tại, “tìm kiếm mục đích sống của đời bạn” hoặc “tìm ra lý do để bạn thức dậy mỗi sáng”.
- Triết lý Ikigai là chiếc chìa khóa giúp bạn tìm ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống mà mình mơ ước, là kim chỉ nam của hành động tích cực, giúp ta hướng đến tương lai.
Theo nội dung chia sẻ trên trang Wikipedia: “Mặc dù khái niệm ikigai đã tồn tại từ lâu trong văn hóa Nhật Bản, nhưng nó lần đầu tiên được phổ biến bởi bác sĩ tâm lý và học thuật người Nhật Mieko Kamiya trong cuốn sách " On the Meaning of Life / Ý nghĩa cuộc đời" (生きがいについ, ikigai ni tsuite) năm 1966 của bà”
2.1.2 Trạng thái IKIGAI lý tưởng
Để đạt được điểm (trạng thái) IKIGAI trong bản đồ IKIGAI, bạn cần hội tụ đủ và làm hài hòa 4 yếu tố (4 vòng tròn):
- Thích làm: Việc gì khiến ta hứng thú, làm quên cả thời gian và mệt mỏi => sở thích của bạn
- Làm giỏi: Việc gì mà ta không ngừng trau dồi, học hỏi và trở thành một chuyên gia => sở trường của bạn
- Xã hội cần: Việc gì đem lại lợi ích cho một cộng đồng / thị trường, có giá trị về lâu về dài => năng lực của bạn (gồm 3 yếu tố ASK: Thái độ - Kỹ năng – Kiến thức)
- Làm ra tiền: Việc gì giúp ta kiếm (nhiều) tiền để có được một cuộc sống thoải mái => nhu cầu của thị trường
Thực tế sự giao nhau này còn tạo nên những ngã rẽ khác nhau trong cuộc sống.
2.1.3 Định vị bản thân: Các trạng thái (ngã rẽ) khác trong bàn đồ IKIGAI
Trong hành trình đi tìm IKIGAI thì biết được điểm khởi đầu rất quan trọng. Những điểm khởi đầu đó có thể không khiến ta hài lòng nhưng cuộc sống luôn là vậy – một phần là số phận đưa đẩy và phần còn lại là lựa chọn của chúng ta, thế nên mọi thứ đều có thể thay đổi.
Ta có thể đang thấy mình ở một trong những tình huống sau:
Trạng thái |
Giải nghĩa |
---|---|
1. Đam mê |
Việc ta thích làm & giỏi nhưng nhọ là không kiếm được tiền, mà hiện tại chẳng mấy ai cần. Cái này gọi là ĐAM MÊ. |
2. Sứ mệnh |
Việc ta thích, nhiều người cần nhưng bản thân chưa làm được, mà làm cũng chưa chắc thu được gì. Đây như kiểu hô khẩu hiệu, gọi sang chảnh là SỨ MỆNH. |
3. Sinh nhai |
Việc ta làm ra tiền, phục vụ được nhiều người nhưng lại không thích, trình độ trung bình, ta gọi đây là KẾ SINH NHAI.
|
4. Chuyên gia |
Việc ta làm giỏi, kiếm ra tiền, nhưng thâm tâm không hẳn là thích, cho rằng việc đang làm chỉ là để nuôi thân thì đó là CHUYÊN GIA. |
5. Đam mê nhưng không có tiền |
Đam mê của ta (vừa thích, vừa giỏi), phục vụ được cho cộng đồng nhưng ví tiền eo hẹp. Nghe cứ như nói về mấy nghề ‘cao quý’. VD: giáo viên |
6. Sống ổn nhưng bấp bênh |
Việc ta thích làm, phục vụ cộng đồng, lại cũng ra tiền nhưng bản thân lại thiếu trình độ. Thường chỉ làm tròn vai và dễ bị lợi dụng hoặc thay thế. Cuộc sống tạm coi là ổn nhưng hơi bị bấp bênh. |
7. Đủ đầy nhưng trống rỗng |
Ta là nghệ nhân kiếm được nhiều tiền, tác phẩm được nhiều người tán thán… Có vẻ đến đây là SƯỚNG lắm rồi. Thế nhưng người ngoài đâu biết đây không phải đam mê. Lòng thấy trống rỗng vì có điều muốn làm nhưng không thể làm được. |
8. Đam mê nhưng vô dụng |
Đam mê của ta kiếm được ra tiền nhưng chỉ vị cá nhân. Bỗng một ngày đẹp trời tự hỏi TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ? Cuộc sống mà thiếu sự công nhận của cộng đồng thì chẳng phải vô dụng lắm sao? |
IKIGAI |
Còn gì bằng khi thứ ta đam mê vừa kiếm ra tiền lại còn được cộng đồng đón nhận |
Thế bạn là số mấy vậy?
2.1.4 Từng bước hoàn thiện trạng thái IKIGAI cho bản thân
- IKIGAI không nhất thiết là thứ gì đó quá vĩ đại. Đóng góp cho cộng đồng nhỏ thì vĩ đại nhỏ, cộng đồng lớn thì vĩ đại lớn… Thấy vui là được.
- Không có con đường cụ thể để tìm IKIGAI vì nó phụ thuộc tư duy và xuất phát điểm của mỗi người.
- Muốn gì thì trước hết phải có tiền, không có điều kiện thì phải tìm kế sinh nhai chứ đói ăn thì nghĩ thế nào được.
- Và trong 4 cái vòng tròn kia thì THÍCH LÀM là thứ dễ thay đổi nhất.
- Cuộc đời là những chuỗi THỬ-SAI, thất bại là mẹ thành công, cơ hội không đến với người dễ dàng bỏ cuộc.
- Hoàn thiện trạng thái IKIGAI sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc. "Làm việc mình thích mỗi ngày và bạn sẽ cảm giác như mình không phải làm việc một ngày nào trong đời." - "Do what you love and never work a day in your life". Đúng là khi bạn làm việc mình muốn, mỗi ngày trôi qua dễ dàng và ít phải cố gắng. Vậy nên, dù làm rất chăm chỉ mà đầu óc và cơ thể vui vẻ thoáng đãng, dẫn đến cảm giác làm mà cứ như chơi vậy.
🡆 ĐAM MÊ (Ô SỐ 1):
- Nhiều người dùng từ "đam mê" để mô tả điều mình thích làm nhưng nếu nhìn vào mô hình IKIGAI, đam mê phải là cái bạn vừa thích vừa giỏi.
- Cái giỏi này có thể do tài năng thiên bẩm hoặc do mình thích một thứ gì đó quá, bỏ công, bỏ sức, đánh đổi thể lực, thậm chí là sự ủng hộ của gia đình luyện tập mà thành.
- Dù giỏi do cách nào thì nếu chỉ đơn thuần thích một thứ, chưa đánh đổi gì, thì không thể nhẹ nhàng cho nó là đam mê được.
- Tại sao mình nói vấn đề này?
- Nguyên nhân các bạn thường xuyên thấy thích thích một ngành sau đó một hai năm lại thấy chán chính là vì bạn không đủ khả năng (giỏi) để biến đổi nó thành đam mê trong thời gian ngắn.
- Ví dụ, có bạn nói với mình thích theo ngành du lịch nhưng khi học mới phát hiện ra mình quá là hướng nội để phát triển khách hàng hoặc tour mới nên cảm thấy không có đầu ra. Bạn này sẽ dần dần chán ngành và muốn chuyển đổi nó.
- Có bạn thì đăng bài hôm trước nói về bạn ấy đủ đam mê để du học ngành khoa học chính trị nhưng thấy bản thân cố không đủ và dần mệt mỏi và suy sụp với chính sở thích ban đầu của mình, dù vẫn thực sự là thích nó.
- Ngược lại, nếu bạn chỉ làm cái mình giỏi mà không có sở thích thì bạn sẽ cũng chỉ tiến bộ đến một mức nhất định:
- Đến mức khó khăn cao hơn (cần lên làm sếp chẳng hạn), bạn sẽ tự nhãng ra và nghĩ, mình có thích cái này đâu nhỉ, sao phải cố nhiều đến thế. Lúc đó bạn sẽ bị mất động lực và phương hướng cuộc sống
- Cái này thường được biết tới trong khủng hoảng 1/4 cuộc đời hay khủng hoảng tuôi trung niên. Rõ ràng có sự nghiệp và gia đình cũng ổn ổn, nhưng tự nhiên cảm thấy nản tất cả.
- Xét cho cùng, đẹp nhất vẫn là biến sở thích trở thành đam mê được. Khi mình càng ngày càng giỏi trong việc mình thích, mình sẽ không thể ngừng thích nó. Khi mình càng thích nó hơn thì mình càng đầu tư giỏi nó hơn. Quá trình này giống như một cái hình xoắn ốc, khiến đam mê tự củng cố chính nó và ngày càng mạnh mẽ hơn. Với những vòng tròn cái bạn THÍCH, cái bạn GIỎI, cái ra TIỀN, cái THẾ GIỚI CẦN:
- Nếu bạn chỉ tập trung vào từng vòng tròn một thì làm gì cũng sẽ không dài hạn.
- Nhưng nếu bạn tìm và phát triển sự giao nhau giữa các vòng tròn đó thì nó sẽ tạo ra nguồn lực phát triển cho chính nó.
🡆 CHUYÊN GIA (Ô SỐ 4):
- Tương tự với việc thích và giỏi tạo ra đam mê tự phát triển thì giỏi và ra tiền cũng tạo ra sự nghiệp:
- Chuyên gia cũng tự củng cố chính mình như là đam mê vậy.
- Bạn giỏi một thứ mà làm ra tiền để chi tiêu những thứ cần thiết, giúp bạn có động lực tiếp tục việc làm ra tiền đó.
- Bạn làm ra tiền từ thứ bạn giỏi, giúp bạn có động lực để tiếp tục phát triển thêm chính cái mà bạn giỏi đó.
🡆 KẾ SINH NHAI (Ô SỐ 3):
- Việc bạn đang làm như kế sinh nhai có thể bạn không thích cũng chẳng giỏi. Nhưng nếu có người thường xuyên cần bạn làm nó và đánh giá cao công sức của bạn thì bạn vẫn có thể có ngoại động lực để tiếp tục bước đi.
🡆 SỨ MỆNH (Ô SỐ 2):
- Sứ mệnh làm xanh sạch môi trường biển có thể bạn không giỏi cũng không kiếm ra tiền nhưng thế giới cần và bản thân bạn cũng thích nên bạn vẫn tiếp tục làm như một thu vui.
2.1.5 Mâu thuẫn giữa phụ huynh (người trưởng thành lo lắng gánh vác CÔNG VIỆC để mưu sinh) và con cái (người trẻ háo hức khám phá học hỏi và trải nghiệm CUỘC SỐNG)
Phụ huynh khi đã có nhiều trải nghiệm về cuộc sống và thế giới thế giới, thường bám vào hai vòng tròn:
- Cái RA TIỀN, và cái THẾ GIỚI CẦN.
- Như vậy tất cả tranh luận dồn về việc con cái phải kiếm cho mình một kế sinh nhai.
Con cái thường tranh cãi ở một vòng tròn:
- Cái CON THÍCH.
- Còn cái CON GIỎI thì nhiều khi các bạn còn không để ý đến hoặc chưa phát triển/ đánh đổi đủ để phụ huynh bạn tin đó thực sự là đam mê bền vững.
- Vậy nên khi tranh luận về vấn đề này, con cái lúc nào cũng ở thế đuối hơn.
Phụ huynh nhiều khi để ý được đến cái con thích và cái con giỏi, nhưng thường bỏ qua luôn cái con thích mà chỉ cố lồng kế sinh nhai vào cái con giỏi nên tranh luận càng ức chế hơn. Để khỏi cãi nhau:
- Nhiều khi con cái chọn làm theo ba mẹ cho đỡ nhức đầu. Nhưng sau một hồi thì con cái cảm thấy lựa chọn quá trái ngược với tâm tính mình, gây ra phá ngang, trầm cảm, hoặc bất mãn với cuộc sống.
- Ở hướng ngược lại thì ba mẹ sau khi thấy con phá như vậy, có thể chiều hoặc lựa theo ý. Nhưng vì cũng không ủng hộ con hoàn toàn, nên thi thoảng nếu thấy con làm sai sẽ nhảy lên: Ba/ mẹ đã bảo rồi mà không nghe." Điều này khiến con cái nhảy lên càng muốn làm ngược theo ý mình cho đến khi thành công thì thôi.
- Đáng tiếc là 90% càng găng thì càng không thành công khiến cho quan hệ con cái ba mẹ căng thẳng mãi không ngừng.
Nếu muốn thoát khỏi sự tranh đấu luẩn quẩn này, bạn thực sự cần nỗ lực từ cả hai phía.
Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh cần hiểu rằng các bạn trẻ còn đang trong quá trình khám phá thế giới nên định nghĩa bản thân với cái CON THÍCH nhiều hơn là cái CON GIỎI.
- Phụ huynh cũng cần biết rằng khi các bạn trẻ chưa phải kiếm tiền thì vòng tròn khó hiểu nhất với các bạn chính là cái RA TIỀN.
- Vậy nên để gần với con cái hơn, ngay từ khi con còn nhỏ nên xem xem cứ những sứ mệnh gì mà thế giới đang cần (như môi trường bớt ô nhiễm, thực phẩm xanh sạch, giảm đói nghèo, tình thương, lòng nhân ái, sự cảm thông, nghệ thuật, sự đẹp đẽ, sự công bằng, v.v.)
- Sau đó, kết nối nó với cái CON THÍCH để tạo ra sứ mệnh bền vững mà cả đời con hướng tới.
- Sau khi con bắt đầu tự xác định được sứ mệnh của mình (Ví dụ: điều trị tâm lý cho những bạn khủng hoảng vì bạo lực gia đình hoặc trầm cảm do áp lực gia đình), phụ huynh có thể bắt đầu quan sát các hành động của con xem liệu con có năng khiếu (cái CON GIỎI) để thực hiện sứ mệnh đó hay không.
- Tiếp đó, phụ huynh có thể khuyên con cố gắng để giỏi hơn về một số mặt vì quyết tâm tới sứ mệnh hoặc để con tự điều chỉnh dần sự mệnh khi con tự nhận ra mình không đủ giỏi.
- Cuối cùng phụ huynh có thể dựa trên sứ mệnh đã điều chỉnh để nêu ra những nghề nghiệp kiếm ra tiền theo sứ mệnh đó. Rồi nói với con rằng: "Ba mẹ sẽ an tâm hơn nếu con vẫn có thể kiếm tiền tự nuôi thân với sứ mệnh đã tự đặt ra của mình."
- Thật sự các bạn trẻ luôn có khả năng tự cân nhắc (vì các bạn ấy luôn yêu thương gia đình) xem có thể điều chỉnh sứ mệnh và sở thích đến đâu để có thể khiến ba mẹ yên lòng.
Về phía con cái:
- Các bạn nên tập các quan sát để hiểu ngoài sở thích của bản thân còn rất nhiều thứ khác.
- Các bạn cần quan sát để xem thế giới cần gì, nó hợp gì với cái mình thích, rồi dần tạo ra sứ mệnh của bản thân.
- Sau khi có sứ mệnh ban đầu, bạn có thể xem xem cái nào mình giỏi, và phục vụ sứ mệnh đó. Nếu chưa có thì phát triển, phát triển không được thì điều chỉnh sứ mệnh dần dần.
- Qua thời gian, sứ mệnh của bạn sẽ rõ ràng cụ thể hơn và khả năng của bạn cũng vậy.
- Tiếp đó bạn phải cân nhắc một cách thực tế là ba mẹ không nuôi bạn cả đời, và ít nhất bạn phải đủ nguồn lực để nuôi sứ mệnh của mình dài lâu.
- Vì sứ mệnh của mình bạn vẫn phải chọn một nghề RA TIỀN mà mình có vẻ làm được nhưng chưa thích lắm cũng được. Thế nhưng vì bạn chủ động, bạn sẽ không từ bỏ sứ mệnh của mình mà có thể chỉ làm nó để nuôi cái dài lâu của bạn thôi.
- Nếu giữ sứ mệnh và đam mê lâu dài thì dù xuất phát điểm bạn làm nghề gì, đến cuối ngày bạn cũng sẽ hướng gần hơn được tới IKIGAI.
2.1.6 Điểm xuất phát và đích đến IKIGAI lý tưởng
- Thẳng thắn mà nói 10 người, chắc chỉ 1 người thực sự có thể vừa làm việc mình thích, mình giỏi, ra tiền, và thế giới cần đến nó. Và ngay cả người đạt được IKIGAI thì cũng phải qua quá trình nhiều năm tôi luyện mới đến được đó.
- Vì Ikigai là một lý tưởng kể cả đạt được thì cũng rất dài hạn và có đánh đổi. Vậy nên dù là con cái hay phụ huynh cũng không nên hướng đến việc đạt được nó ngay từ đầu. Cái các bạn trẻ có thể làm được với sự hỗ trợ từ bản thân, bạn bè và gia đình ngay lập tức là tìm hiểu thế giới và hiểu bản thân rồi điều chỉnh dần dần từng đường giao hình tròn mà mình có (sự nghiệp, đam mê, kế sinh nhai, và sứ mệnh)
- Thứ hai, ai cũng phải bắt đầu từ thứ ít hơn Ikigai:
- Có người bắt đầu từ đam mê vì sở thích và khả năng giao nhau từ nhỏ (thầy mình, sếp mình, em mình)
- Có người bắt đầu từ được định hướng bới ba mẹ để thấy cái thế giới cần và sở thích giao nhau tạo thành sứ mệnh
- Có người bắt đầu từ thực tế cuộc sống giao nhau giữa cái bản thân giỏi và cái tạo ra nguồn lực để phát triển thêm.
- Nhưng dù bắt đầu thế nào, mọi người cũng có ít nhất hai vòng tròn giao nhau chứ không phải từ một cái mình thích. Vậy nên, đừng cố chấp với quan điểm của mình hiện tại, nên lắng nghe và thay đổi nó dần dần. Nếu bạn không cởi mở trong suy nghĩ thì không thể tự định hướng cho bản thân hay cho con em mình đâu.
2.1.7 Phản IKIGAI
Nếu ba mẹ hoặc tự bản thân các bạn hướng bản thân đến Quyền lực và khi làm việc phải chịu đựng chứ không thực sự thích thì thay vì những thứ tích cực như Đam mê, Sự nghiệp, Kế sinh nhai, và Sứ mệnh, các bạn sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của Tham vọng tiêu cực, Tham nhũng (ở đây có thể hiểu là gian dối trong thi cử, công việc hoặc đâm sau lưng người khác) hoặc sự tuyệt vọng bế tắc trong chính bản thân mình.
2.2 Bước 2: Biết làm thế nào để biết mình là cái gì? Hoàn thiện bản thân trên bản đồ IKIGAI
Vậy là bạn có có phương pháp IKIGAI để có thể giúp bạn định vị và biết rõ về bản thân mình nhiều hơn.
Tuy nhiên, có 2 điều bạn cần lưu ý khi định vị bản thân:
- 1- Thứ nhất, xác định rõ định vị chính xác của thường sẽ có NHẦM LẪN, có nhiều người cả đời cũng chưa hiểu hết về mình.
- 2- Thứ hai, tọa độ định vị của bạn không đứng yên tại một ô, mà sẽ DỊCH CHUYỂN thay đổi theo thời gian, trải nghiệm. Ví dụ:
- Điều bạn THÍCH làm sẽ thay đổi theo thời gian và trải nghiệm
- Điều bạn làm GIỎI sẽ thay đổi theo sự học tập và rèn luyện
- 3- Thứ ba, tọa độ IKIGAI lý tưởng cũng thường xuyên DỊCH CHUYỂN thay đổi do các yếu tố khách quan bên ngoài. Ví dụ:
- Điều XÃ HỘI CẦN sẽ thay đổi theo thời cuộc
- Việc bạn LÀM RA TIỀN sẽ thay đổi theo nhu cầu của thị trường
Vì thế, bạn cần phải THƯỜNG XUYÊN ĐỊNH VỊ LẠI / CẬP NHẬT LẠI tọa độ bản thân để theo kịp thời cuộc. Các phương pháp và công cụ sau đây sẽ giúp bạn luôn theo dõi được định vị bản thân, và từ đó tìm cách hướng tới trạng thái IKIGAI, từ đó giúp bạn sống trọn vẹn, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong công việc.
2.2.1 Khám phá tọa độ định vị của bản thân theo mô hình cửa sổ Johari
Mô hình của sổ Johari được xây dựng và phát triển năm 1955 bởi Joseph Luff và Harry Ingham (Johari là từ được ghép lại bởi tên viết tắt của 2 người này), mô hình này có 2 ý chính như sau:
- Các cá nhân có thể xây dựng niềm tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông tin về bản thân.
- Họ có thể tự học và tìm hiểu thêm về mình và hiểu về những vấn đề về bản thân mình chính từ những phản hồi của người khác.
Các yếu tố IKIGAI (Bạn thích gì? Bạn giỏi gì? Làm gì để kiếm được tiền? Xã hội cần gì?) được nằm trong mô hình “Cửa sổ Johari” bao gồm 4 ô cơ bản dưới đây:
- Cửa sổ 1: Ô Mở - Đây là những gì mà một người biết về mình và những người khác cũng biết.
- Cửa sổ 2: Ô Mù - Những gì một người không biết về mình nhưng người khác bên ngoài lại biết. Đây có thể là những vấn đề có chiều sâu mà cá nhân khó có thể nhìn thấy nhưng người khác lại thấy như là: cảm giác thiếu tự tin, sự nghi ngờ về năng lực bản thân, thói quen.
- Cửa sổ 3: Ô Ẩn - Đây là những thông tin về bản thân mà một người thấy được về mình nhưng những người khác bên ngoài không thể thấy hoặc Có những điều bạn biết nhưng không muốn tiết lộ với bất cứ ai vì lý do cá nhân và muốn giấu kín.
- Cửa sổ 4: Ô Đóng - Khu vực này là những gì có tồn tại trong con người mà bản thân người đó không thấy và những người khác bên ngoài cũng không thấy.
2.2.2 Sử dụng thuyết cửa sổ Johari để hiểu rõ hơn về bản thân và định vị bản thân mình ở đâu trên bản đồ IKIGAI
“Đâu là ô cửa quan trọng nhất trong mô hình Johari để giúp bạn hiểu và định vị bản thân?” - Câu trả lời chính là ô MỞ và ô ẨN nơi mà bạn hiểu rõ các yếu tố IKIGAI. Tuy nhiên, ô ẨN sẽ tiềm ẩn những rủi ro, vì đôi khi chỉ bản thân biết sẽ có sự nhầm lẫn chủ quan và ngộ nhận.
Việc cần làm của bạn bây giờ là cần phải mở rộng ô MỞ và ô ẨN để xác dịnh rõ các yếu tố IKIGAI, giúp bạn định vị rõ bản thân mình đang nằm đâu trên bản đồ IKIGAI.
- Mở rộng ô MỞ sang ô MÙ: hãy nhận phản hồi từ người khác nhiều hơn, có thể hỏi trực tiếp, hoặc quan sát – phân tích – đúc kết. Cho dù là khen hay chê thì bản thân cũng cần nắm rõ họ đang khen hay chê cụ thể điều gì? (Quá trình nhận phản hồi từ tất cả những người xung quanh còn gọi là nhận phản hồi 360 độ)
- Mở rộng ô MỞ sang ô ĐÓNG: hãy dấn thân, khám phá và trải nghiệm để hiểu hơn về bản thân và xã hội.
- Kiểm tra ô ẢN (mở rộng ô MỞ sang ô ẨN): nếu thông tin chỉ có bản thân biết, đôi khi sẽ mang tính chủ quan, có thể không chính xác, hãy chia sẻ / kể cho người khác biết để họ đóng góp thêm từ góc nhìn khách quan.
Trong quá trình mở rộng tầm nhìn để định vị bản thân chính xác hơn:
- Nếu thấy thiếu xót => cần bổ sung thêm cho việc định vị
- Nếu thấy nhầm lẫn => cần chuyển đổi thông tin để định vị chính xác hơn
2.2.3 Các công cụ hỗ trợ định vị bản thân
Ngày nay đã có rất nhiều công cụ tâm lý hỗ trợ bạn có thể thấu hiểu bản thân rất nhanh và đơn giản mà không cần mất thời gian để hỏi và nhận phản hồi từ người khác.
- Những công cụ giúp bạn thấu hiểu bản thân từ bên ngoài: DISC, MBTI, Nhân tướng …
- Những công cụ giúp bạn thấu hiểu bản thân từ bên trong: Thần số học, Sinh trắc vân tay …
Các công cụ tâm lý giúp bạn nhận biết và đánh giá:
- Về sở thích của bạn => bằng các thông tin:
- Xu hướng tính cách & hành vi
- Trường năng lượng
- Tuýp người
- Về sở trường của bạn => bằng các thông tin:
- Xu hướng năng lực học tập & rèn luyện
- Điểm mạnh & điểm hạn chế
- …
- o Về khả năng kiếm tiền => bằng các thông tin:
- 9MI (Multiple Intelligences – 9 hình thái thông minh): cho biết năng lực / vai trò và lĩnh vực bạn có thể làm tốt
- …
- Về khả năng tạo ảnh hưởng tới xã hội => bằng các thông tin:
- 9Q (Quotient – 9 chỉ số thông minh): cho biết năng lực gây ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng xung quanh
- …
Một số ví dụ:
Khám phá bản thân bằng công cụ Sinh trắc vân tay học:
Khám phá bản thân bằng công cụ Thần số học:
Khám phá bản thân bằng công cụ DISC:
Và còn rất nhiều công cụ khác nữa ...
Bạn có thể tham gia Câu lạc bộ 1 TRIỆU NHÀ TÂM LÝ CHO XÃ HỘI mà Ban tổ chức đã thiết kế co cho bạn chương trình rèn luyện “7 NGÀY TÂM LÝ ỨNG DỤNG ĐỜI SỐNG”. Chương trình sẽ giúp bạn thấu hiểu về bản thân và những người xung quanh.
- Website: http://1trieunhatamly.com
- Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/1trieunhatamly
- Group Zalo: https://zalo.me/g/pccxzr189
2.3 Bước 3: Dịch chuyển định vị bản thân để bám đuổi IKIGAI lý tưởng – Chương trình rèn TRÍ “7 NGÀY MỞ RỘNG TẦM NHÌN”
Như đã nói ở trên, định vị của bạn luôn thay đổi (do sở thích và sở trường của bạn thay đổi), và định vị của IKIGAI lý tưởng cũng thay đổi (do xã hội và thị trường thay đổi). Chính vì 2 lý do này mà khoảng cách giữa tọa độ của bạn và tọa độ của IKIGAI lý tưởng luôn biến động. Nhiệm vụ của bạn là luôn phát triển bản thân (nâng cao trình độ bản thân, bắt kịp xu hướng xã hội và thị trường), mở rộng tầm nhìn để giữ khoảng cách đó ở mức thấp nhất, từ đó giúp cho bạn cân bằng giữa cuộc sống hạnh phúc và công việc thành công, mỗi buổi sáng thức dậy đều đáng sống.
Chương trình rèn TRÍ “7 NGÀY MỞ RỘNG TẦM NHÌN” sẽ giúp bạn làm được điều này:
- Website: http://xaydungtoi.com/blog/chuong-trinh-ren-tri-7-ngay-mo-rong-tam-nhin
- Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/xaydungtoi
- Group Zalo: https://zalo.me/g/rietwt733
Nội dung chương trình:
- Tầm nhìn 360 độ theo phương pháp SWOT
- Thành lập ban cố vấn (tầm nhìn dài hạn)
- Lựa chọn đối thủ cùng thi đua (tầm nhìn ngắn hạn)
- Xây dựng liên minh và đi tìm mảnh ghép nguồn lực bằng DISC & THẦN SỐ
- Môi trường kết nối học hỏi đa chiều
- Tuyển chọn sách hay & Đọc hiểu nhanh
- Trở thành người dẫn dắt
3. Thực hành
- Bước 1: Liệt kê xác định các yếu tố trong bản đồ IKIGAI của bạn
- Bước 2: Ứng dụng Johari để khám phá nhiều hơn về bản thân và xã hội
- Bước 3: Luôn dịch chuyển định vị của bản thân để bám đuổi định vị IKIGAI lý tưởng
4. Bài tập rèn luyện
Được gửi trên nhóm rèn luyện của học viên!
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ - "7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI":
- Giới thiệu Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI
- Chương trình "ĐỊNH VỊ BẢN THÂN" (IKIGAI, JOHARI): Sống hạnh phúc! Sống thành công!
- Chương trình "THIẾT LẬP MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI - IKIGAI, BSC": Cân bằng cuộc sống Cá nhân – Gia đình – Xã hội!
- Chương trình "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI - KIM TỨ ĐỒ CASHFLOW, MA TRẬN SWOT": Xác định thế trận và cách đánh chiến lược cuộc đời!
- Chương trình "THỰC THI CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI - HÀNH ĐỘNG LÀ TRUNG TÂM CỦA MỌI CHIẾN LƯỢC - QUẢN TRỊ THỜI GIAN": Nâng cao hiệu quả làm việc!
Khóa rèn "TRÍ" - "7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI" Đăng ký
Trang chủ | Giới thiệu | Dự án | Giáo án (lịch khai giảng) | App | CLB | Blog | Liên hệ
XÂY DỰNG TÔI - BUILD ME
(hệ sinh thái cộng đồng)
"Kết nối cộng đồng, nâng tầm tri thức!"
"THÂN (khỏe) - TÂM (an) - TRÍ (tuệ)"