Xây dựng chiến lược cuộc đời - Kim tứ đồ Cashflow, Ma trận SWOT
Xây dựng chiến lược cuộc đời - 4 loại tư duy khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp (Kim tứ đồ Cashflow, Ma trận SWOT)
Mục lục:
- Lý thuyết
- Thiết lập chiến lược sử dụng đòn bẩy hệ thống con người và tài chính – Sử dụng Kim tứ đồ Cashflow
- Kim tứ đồ Cashflow
- Kim tứ đồ là gì?
- Lịch sử nguồn gốc
- Phân loại 4 nhóm người trong kim tứ đồ và cách kiếm tiền của mỗi nhóm
- Tại sao có sự phân chia thành 4 nhóm người?
- Phân biệt 4 cách (tư duy) phát triển sự nghiệp và kiếm tiền trong Kim tứ đồ Cashflow
- Bảng phân tích chi tiết
- Phân tích tóm tắt
- Kết luận
- 5 Bài học từ Kim Tứ Đồ Cashflow của Robert Kiyosaki
- 5 Sai lầm thường gặp trong quá trình “nhảy nhóm”
- Môi trường và cơ hội học tập, rèn luyện, thực chiến để phát triển sự nghiệp và tài chính
- Phát triển nhóm E (chuyên gia)
- Phát triển nhóm S (tự doanh) và nhóm B (hệ thống kinh doanh)
- Phát triển nhóm I (đầu tư)
- Xác định thế cờ và Thiết lập cách đánh chiến lược của cuộc đời – Sử dụng Ma trận SWOT
- Giới thiệu về công cụ Ma trận SWOT
- Khái niệm ma trận SWOT
- Lịch sử nguồn gốc về SWOT
- Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích ma trận SWOT
- Đo các chỉ số trong Ma trận SWOT – Xác định thế trận và Thiết lập cách đánh chiến lược dựa trên Ma trận SWOT
- Đo các chỉ số trong ma trận SWOT
- Xác định thế trận và Thiết lập cách đánh chiến lược cuộc đời dựa trên ma trận SWOT
- Giới thiệu về công cụ Ma trận SWOT
- Thực hành
- Bài tập rèn luyện
1. Lý thuyết
Sau khi định vị bản thân (điểm xuất phát) và thiết lập được mục tiêu (đích đến) của cuộc đời. Việc bây giờ bạn cần làm tiếp theo là bạn cần xây dựng kế hoạch hành động / xây dựng chiến lược cuộc đời.
Các nội dung bạn cần làm:
- Chọn lựa giải đấu phù hợp – Bản đồ IKIGAI => Xem lại chương trình ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
- Thiết lập chiến lược sử dụng đòn bẩy hệ thống con người và tài chính – Sử dụng Kim tứ đồ Cashflow
- Xác định thế cờ và Thiết lập cách đánh chiến lược của cuộc đời – Sử dụng Ma trận SWOT
Đối với chiến lược, ở đây là chiến lược vĩ mô, tổng quan của cuộc đời. Sau này học lên cao sẽ đi sâu vào các chiến lược chi tiết hơn, VD: Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược nhân sự, chiến lược tài chính, chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm & dịch vụ, chiến lược cạnh tranh …
2. Thiết lập chiến lược sử dụng đòn bẩy hệ thống con người và tài chính – Sử dụng Kim tứ đồ Cashflow
Trong tất cả các mô hình giúp định vị điểm xuất phát và định vị đích đến (IKIGAI, BSC), thì luôn xuất hiện mục tiêu về sự nghiệp và tài chính. Bạn không thể né tránh tài chính, tiền bạc. Có nhiều người so sánh giữa hạnh phúc và giàu có, người nghèo chọn hạnh phúc và họ coi tiền bạc là sự xấu xa, người giàu họ chọn cả hai, vì họ biết rằng, hạnh phúc và giàu có giống như tay trái và tay phải, họ không so sánh để chỉ còn lại một, họ chọn hết.
Tư duy triệu phú: Hạnh phúc và Giàu có:
Kim tứ đồ (Cashflow) là một mô hình (bản đồ chỉ hướng) rất hay mà bạn có thể sử dụng để thiết lập mục tiêu về sự nghiệp nói chung và tài chính nói riêng.
2.1 Kim tứ đồ Cashflow
2.1.1 Kim tứ đồ là gì?
- Kim tứ đồ Cashflow hay Kim tứ đồ Robert Kiyosaki là thuật ngữ do Robert Kiyosaki (một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ) đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách nó được kiếm ra như thế nào.
- Mỗi người chúng ta đều ít nhất thuộc 1 trong 4 nhóm người đó. Ông chia con người ra thành 4 nhóm: người làm thuê, người làm tự do, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp. Những người này giống nhau ở chỗ mong muốn kiếm được nhiều tiền nhưng họ khác nhau ở cách họ sử dụng đòn bẩy để kiếm tiền. Sự khác nhau về quan điểm, giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, cũng như sở thích, thói quen, niềm tin… đặc biệt là cách cư xử trước nỗi sợ mất tiền, sợ thất bại đã hình thành nên 4 nhóm người ở này.
- Một câu trích dẫn về Kim tứ đồ trong cuốn “Rich dad, poor dad” của Robert Kiyosaki: “Dù bạn kiếm tiền bằng bất cứ phương pháp nào bạn cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra bạn đang làm việc vì tiền hay tiền đang làm việc cho bạn.”
- Để áp dụng được Kim Tứ Đồ một cách hiệu quả, bạn cần thay đổi tư duy suy nghĩ của mình, cần hiểu được giá trị gốc rễ của mỗi nhóm mới có thể thích nghi được. Mô hình này sẽ giúp bạn nhận ra:
- Tôi là ai trong số 4 nhóm người?
- Tôi kiếm tiền bằng phần nào trong mô hình này?
- Tôi phải gia nhập vào nhóm nào để tự do tiền bạc?
- Hình vẽ tóm tắt bốn nhóm người trong xã hội làm nên thế giới kinh doanh này, họ là những ai và yếu tố nào hun đúc nên tính cách đặc thù của từng nhóm. Vì vậy, khi nhìn vào đó, bạn nhận ra ngay mình đang ở nhóm nào và mục tiêu của mình là hướng đến nhóm nào, từ đó bạn có thể tự vạch ra một con đường để sớm đạt được sự tự do về tài chính.
- Tất nhiên người trong cả 4 nhóm đều có thể được tự do về sự nghiệp và tiền bạc, nhưng nếu thuộc nhóm bên phải thì bạn sớm đạt mục tiêu hơn.
2.1.2 Lịch sử nguồn gốc
Kim tứ đồ (Cashflow Quadrant) là thuật ngữ được nhắc đến bởi một nhà đầu tư, một doanh nhân, một tác giả nổi tiếng người Mỹ - Robert Kiyosaki vào năm 1977 trong cuốn sách “Rich dad, poor dad” (Cha giàu, cha nghèo) của ông.
Kể từ lần đầu tiên được ông Robert Kiyosaki nhắc đến trong tập 2 của Bộ sách “Dạy con làm giàu”, Kim tứ đồ đã trở thành một khái niệm phổ biến và làm thay đổi suy nghĩ, quan điểm về tiền bạc của rất nhiều người, đồng thời giúp họ trở nên thành công hơn về mặt tài chính.
Danh sách 13 tập trong bộ sách “Dạy con làm giàu”:
- Tập 1: Cha giàu cha nghèo - Để không có tiền vẫn tạo ra tiền
- Tập 2: Sử dụng đồng vốn - Để được thoải mái về tiền bác
- Tập 3: Hướng dẫn đầu tư - Để trở thành nhà đầu tư lão luyện
- Tập 4: Con giàu con thông minh - Để có khởi đầu thuận lợi về tài chính
- Tập 5: Để có sức mạnh về tài chính - Nghỉ hữu sớm nghỉ hưu giàu
- Tập 6: Những câu chuyện thành công
- Tập 7: Ai lấy tiền của tôi
- Tập 8: Để có những đồng tiền tích cực
- Tập 9: Những bí mật về tiền bạc - Điều mà bạn không học ở nhà trường
- Tập 10: Trước khi bạn thôi việc - 10 bài học thực tế bạn không nên bỏ qua nếu muốn mở công ty riêng
- Tập 11: Trường dạy kinh doanh cho những người thích giúp đỡ người khác
- Tập 12: Xây con thuyền tài chính của bạn
- Tập 13: Nâng cao chỉ số IQ tài chính - Trở nên thông minh hơn với đồng tiền của bạn
2.1.3 Phân loại 4 nhóm người trong kim tứ đồ và cách kiếm tiền của mỗi nhóm
Tự do về tiền bạc là giấc mơ của hàng tỷ người trên đời này. Thật không may, chỉ có vài người đạt được điều đó. Số đông áp đảo còn lại vẫn đang từng ngày vật lộn với guồng quay cơm áo, nợ nần, khốn khó. Bí quyết nào tạo nên sự tự do tài chính cho người giàu có? Nếu biết được Kim tứ đồ bạn sẽ có quyết định cuộc đời theo hướng hoàn toàn khác. Mô hình này với bốn góc phần tư tương ứng là 4 nhóm người với 4 cách kiếm tiền khác nhau:
- Nhóm E (employee): Là nhóm gồm những người làm công
- Nhóm S (Self-Employeed): Là nhóm gồm những người tự doanh (tự mình làm cho mình hoặc thuê mướn lao động làm cùng với mình)
- Nhóm B (Business Owner): Là nhóm gồm những người làm chủ một công ty, một hệ thống kinh doanh.
- Nhóm I (Investor): Là nhóm gồm những nhà đầu tư.
2.1.4 Tại sao có sự phân chia thành 4 nhóm người?
- Khi một người cần tiền, người Nhóm E sẽ đi kiếm một công việc ngay mà không cần suy nghĩ, trong khi người Nhóm S thường muốn tự mình kiếm tiền bằng chính công sức bản thân. Người Nhóm B sẽ tạo ra hoặc mua lấy một hệ thống kinh doanh làm ra tiền, và người Nhóm I thì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một tài sản tạo ra tiền – Robert Kiyosaki
- Hiển nhiên là 4 nhóm người được phân chia thành 4 nhóm khác nhau bởi vì họ có những cách kiếm tiền khác nhau.
- Vậy, tại sao họ lại có những cách kiếm tiền khác nhau như vậy? Hay điều gì ảnh hưởng, quyết định đến cách kiếm tiền của họ?
- Chính những quan điểm về giá trị, mối quan tâm, lối suy nghĩ, niềm tin, sở thích, thói quen, … khác nhau, đặc biệt là cách cư xử khác nhau trước nỗi sợ thất bại, nỗi sợ mất mát tiền bạc đã tạo nên những cách kiếm tiền khác nhau, từ đó tạo nên 4 nhóm người khác nhau.
2.2 Phân biệt 4 cách (tư duy) phát triển sự nghiệp và kiếm tiền trong Kim tứ đồ Cashflow
Theo tỷ phú Kiyosaky thì số người thuộc góc phần tư thứ nhất (E) và thứ hai (S) chiếm tới 80% dân số trong xã hội nhưng họ chỉ chia nhau 20% khối lượng tài sản xã hội. Những người thuộc góc phần tư thứ ba (B) và thứ tư (I) chỉ chiếm 20% dân số trong xã hội nhưng có thể chiếm đến 80% tài sản xã hội. Người giàu luôn là số ít và điểm khác biệt nhất của họ là về tư duy và khát khao học tập và vận dụng kiến thức tài chính.
Mỗi nhóm sẽ sử dụng những yếu tố khác nhau để làm ra tiền, nhưng có một yếu tố mà không nhóm nào thiếu được là KASH bao gồm:
- Knowledge – kiến thức
- Attitude – thái độ
- Skills – kỹ năng
- Habits – thói quen
KASH phát âm như CASH (tiền mặt), có vẻ không liên quan nhưng KASH liên hệ rất mật thiết đến việc kiếm bộn tiền.
Kim tứ đồ có 2 đặc điểm trong bản chất:
- Thể hiện 4 cách kiếm tiền khác nhau của 4 nhóm người khác nhau.
- Chỉ Định hướng suy nghĩ chứ không phải nêu lên một Hành động cụ thể.
Bằng cách thể hiện 4 cách kiếm tiền khác nhau của 4 nhóm người, Kim tứ đồ đã vẽ ra “bức tranh” tổng quát về những cách kiếm tiền trên thế giới, giải thích vì sao có những cách kiếm tiền đó, mỗi cách có lợi và hại như thế nào. Từ đó giúp định hướng suy nghĩ của chúng ta, sau cùng mới là hành động để đi đến nhóm mà chúng ta mong muốn.
Việc một người di chuyển từ nhóm này sang nhóm kia, chúng ta hãy tạm gọi là “nhảy nhóm”.
Mỗi nhóm có một giá trị cốt lõi, tư duy làm giàu riêng. Muốn tham gia nhóm nào thì cần trang bị tư tuy, kiến thức phù hợp … và đều có thể học được.
2.2.1 Bảng phân biệt 4 cách (tư duy) phát triển sự nghiệp và kiếm tiền trong Kim tứ đồ Cashflow
Xem chi tiết TẠI ĐÂY!
2.2.2 Phân tích tóm tắt
Tóm tắt:
- Tư duy Làm thuê => bán chuyên môn, tuổi trẻ, sức khỏe, thời gian … để lấy tiền.
- Hạn chế khi Làm thuê: cần học hỏi chuyên môn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, thời gian công sức …
- Tư duy Tự doanh => bán ý chí dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, tuổi trẻ, thời gian, sức khỏe … để lấy sự tự do, độc lập, cơ hội khởi nghiệp, tự làm chủ kinh doanh.
- Hạn chế khi Tự doanh: cần nhiều kiến thức, thời gian, công sức, và rủi ro ( > 90% thất bại / phá sản)
- Tư duy Chủ hệ thống kinh doanh => bán tư duy, tầm nhìn, khả năng sử dụng con người … để sở hữu hệ thống kinh doanh và hệ thống con người. Có 3 cấp độ: Chủ hệ thống kinh doanh / nhượng quyền kinh doanh / hệ thống kinh doanh MLM.
- Hạn chế khi làm Chủ hệ thống kinh doanh:
- Đối với Chủ hệ thống kinh doanh truyền thống: kiến thức, công sức, thời gian
- Đối với Nhượng quyền kinh doanh: kiến thức, công sức, thời gian, tiền mua nhượng quyền
- Đối với Hệ thống kinh doanh MLM: phương pháp, kiên trì trong thời gian ngắn (6 tháng đến 2 năm), có thể nhượng quyền lại không giới hạn
Tìm hiểu về Khởi nghiệp MLM
- Hạn chế khi làm Chủ hệ thống kinh doanh:
- Tư duy Đầu tư => bán nguồn tiền mặt, khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư … => để mua cơ hội đầu tư, cơ hội sinh lời.
- Hạn chế khi làm nhà Đầu tư: cần vốn, kiến thức
2.2.3 Kết luận
2.2.3.1 5 Bài học từ Kim Tứ Đồ Cashflow của Robert Kiyosaki
Bài học số 1: Lời khuyên từ Kim tứ đồ
Kim tứ đồ đã khuyên chúng ta rằng, từ trong suy nghĩ, chúng ta hãy:
- Hãy chọn tự do thay vì ổn định, an toàn.
- Hãy học cách quản lý rủi ro thay vì né tránh rủi ro.
Bài học số 2: Những người giàu không làm việc vì tiền
- Người nhóm E (làm thuê) và S (tự doanh): họ dùng công sức và thời gian của chính họ để đổi lấy tiền
- Người nhóm B (chủ hệ thống kinh doanh): họ dùng đòn bẩy hệ thống và con người để tự do tài chính, họ dùng tiền làm công cụ và phương tiện để đẩy mạnh hệ thống và con người, từ đó kiếm nhiều tiền hơn
- Người nhóm I (đầu tư): họ dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư, tiền đẻ ra tiền
Bài học số 3: Nhất định phải hiểu biết về tài chính (tài sản & tiêu sản)
Quy tắc tài chính chỉ có một: hiểu rõ tài sản và tiêu sản.
- Người nhóm E (làm thuê) và S (tự doanh): họ không ý thức được thời gian, công sức, tuổi trẻ của họ là tài sản vô giá, họ bán nó cho người khác không thương tiếc
- Người nhóm B (chủ hệ thống kinh doanh): họ rất ý thức được thời gian, công sức, tuổi trẻ của họ là vô giá, vì thế, họ sẵn sàng mua từ người khác và sắp xếp vào một hệ thống để biến nó thành của mình
- Người nhóm I (đầu tư): họ thừa biết thời gian, công sức, tuổi trẻ của họ vô giá như thế nào, vì thế họ chỉ muốn tự do, không dính mắc, họ sẵn sàng bỏ tiền cho nhóm B đứng ra để mua và sử dụng từ nhóm E và B thay họ
Bài học số 4: Sức mạnh của tri thức
Mỗi nhóm có một “giá trị gốc rễ” để có thể tồn tại và phát triển. Nếu bạn dám bước vào nhóm đó và hoàn thành bài học của nhóm đó, nghĩa là bạn đã trưởng thành hơn rất nhiều.
- Người nhóm E (làm thuê): bạn học được cách hoàn thành công việc, làm việc nhóm, trải nghiệm từng vị trí, sự thấu cảm cho từng vị trí nếu bạn trải qua nó … => bạn sẽ có sự đồng cảm với đội ngũ nhân sự
- Người nhóm S (tự doanh): bạn có cơ hội trải nghiệm khởi nghiệp, kinh doanh, cạnh tranh, thị trường, áp lực tồn tại trên thương trường … => bạn sẽ có sự đồng cảm với sự hy sinh, dám nghĩ dám làm
- Người nhóm B (chủ hệ thống kinh doanh): bạn sẽ trải nghiệm cách xây dựng hệ thống, giúp hệ thống con người làm việc vô cùng hiệu quả và gắn kết, tạo ra rất nhiều của cải và giá trị cho xã hội …. => bạn sẽ có sự đồng cảm với việc phát triển đội ngũ con người, đóng giói hệ thống, sứ mệnh thay đổi thế giới
- Người nhóm I (đầu tư): bạn sẽ trải nghiệm cách theo dõi thế giới tài chính vận hành như thế nào? Biết tình hình thế giới ra sao (tỷ lệ thất nghiệp, nhà đất, kinh tế thế giới, lạm phát, khủng hoảng, chính trị …) => bạn sẽ có sự đồng cảm với nền kinh tế vĩ mô, những thay đổi lớn lao đang diễn ra trên thế giới
Bài học số 5: Hãy tự kinh doanh
- Trong sách Cha giàu, cha nghèo, tác giả ghi lại một đoạn hội thoại với sinh viên: "Bao nhiêu người trong các bạn có thể làm một cái hamburger ngon hơn McDonald? và hầu như tất cả các sinh viên đều giơ tay.
- Sau đó ông hỏi tiếp: "Vậy tại sao McDonald lại kiếm được nhiều tiền, còn các bạn thì không? Đó chính là lí do nhiều người tài năng lại chịu cảnh nghèo, là vì họ tập trung vào việc làm ra một cái bánh ngon nhưng lại biết quá ít hoặc không biết gì về kinh doanh. Nếu bạn muốn làm giàu, hãy làm việc để học hỏi. Nếu bạn chỉ quan tâm đến tiền lương, có lẽ bạn sẽ không bao giờ giàu có".
2.2.3.2 5 Sai lầm thường gặp trong quá trình “nhảy nhóm”
Sai lầm 1: Không dám thay đổi tư duy (nhảy nhóm)
- Nhóm E không dám “nhảy” sang Nhóm S, C hay Đ do nỗi sợ thất bại, nỗi sợ rủi ro lấn át, hoặc đã dám rồi nhưng vẫn mang nỗi sợ đó bên trong mình.
- Đây là thất bại trước mắt nằm ngay trong suy nghĩ của chúng ta, khi chúng ta thua từ ngay trong suy nghĩ thì thật khó để tìm ra lý do cho việc chúng ta thành công.
Sai lầm 2: Quá vội vàng và không chuẩn bị trước
- Có người sau khi hiểu Kim tứ đồ nói gì đã vội vàng “nhảy nhóm” mà quên mất yêu cầu cần thiết trước khi “nhảy nhóm” là gì. Việc này rất dễ dẫn đến thất bại trong khi chuyển nhóm.
Sai lầm 3: Tôi chỉ phù hợp với một nhóm
- Có suy nghĩ cho rằng, vì mỗi người có suy nghĩ, tính cách, nghề nghiệp, chuyên môn, … khác nhau nên mỗi người thường chỉ thích hợp với 1 nhóm.
- Sự thật thì không phải vậy, trên thực tế vẫn có nhiều người thành công ở 2, 3 thậm chí cả 4 nhóm. Bởi vì, những suy nghĩ, tính cách, chuyên môn hoàn toàn có thể được học tập và rèn luyện.
Sai lầm 4: Nhóm B (chủ hệ thống kinh doanh) và I (đầu tư) là chắc chắn giàu có
- “Ở Nhóm B và I sẽ thành công về mặt tài chính”. Điều này không hẳn đúng, vì thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp, Nhóm B và I vẫn có thể thất bại và trở về số 0, thậm chí là âm.
- Bởi vì, việc ở một nhóm nào đó không quyết định thành công về tài chính mà chỉ đem lại cơ hội thành công về tài chính. Việc thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nữa.
Sai lầm 5: So sánh nhóm này quan trọng hơn nhóm kia
- Đôi khi có sự so sánh là “Ở nhóm này sẽ tốt hơn nhóm kia”, “Nhóm này quan trọng hơn nhóm kia”, “Ở nhóm này sẽ abcxyz hơn nhóm kia”, …
- Sự thật thì không hẳn vậy. Ở một nhóm bất kỳ không hẳn đã tốt hơn hay quan trọng hơn nhóm khác.
- Bởi vì mỗi nhóm đều có những ý nghĩa nhất định và có những đóng góp giá trị nhất định cho nền kinh tế và xã hội.
- Nền kinh tế luôn cần đủ 4 nhóm người trên Kim tứ đồ.
- Và để trở nên giàu có và tự do về tài chính hơn, mỗi người đều nên tìm cách nâng cao năng lực, mục tiêu của mình và đặt mình vào ít nhất 2 nhóm trên Kim tứ đồ.
2.3 Môi trường và cơ hội học tập, rèn luyện, thực chiến để phát triển sự nghiệp và tài chính
2.3.1 Phát triển nhóm E (chuyên gia)
Nếu bạn đang làm chuyên gia (theo đuổi chuyên môn, làm công, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức):
1- Câu lạc bộ “1 TRIỆU VIỆC LÀM CHO XÃ HỘI”: Bạn có thể tham gia thị trường việc làm để chọn lựa cho mình một môi trường và cơ hội việc làm tốt và phù hợp nhất:
- Website: http://hapnoo.com
- Danh sách 300+ group việc làm trên zalo, facebook phân theo ngành nghề, vị trí (HR, IT, Sale, Kế toán, Marketing ...) và theo 63 tỉnh thành (HCM, Hà Nội, Đà Nẵng ...): http://hapnoo.com/web/sanvieclam/group
- Group facebook: https://www.facebook.com/groups/sanvieclamvn
- Cây tri thức HR: http://caytrithuchr.com
2- Câu lạc bộ “XÂY DỰNG TÔI – Build ME”: bạn có thể tham gia cộng đồng phát triển THÂN - TÂM - TRÍ
- Rèn THÂN – “CLB CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÌ CỘNG ĐỒNG”: http://clbcssk.com
- Rèn TÂM – “CLB 1 TRIỆU NHÀ TÂM LÝ CHO XÃ HỘI”: http://1trieunhatamly.com
- Rèn TRÍ – “CLB XÂY DỰNG TÔI - Build ME”: http://xaydungtoi.com
2.3.2 Phát triển nhóm S (tự doanh) và nhóm B (hệ thống kinh doanh)
Nếu bạn đang hoặc muốn tự doanh hoặc xây dựng hệ thống kinh doanh, bạn có thể tham gia:
- 1- Câu lạc bộ “1 TRIỆU NHÀ KHỞI NGHIỆP”: http://1trieunhakhoinghiep.com
- 2- Câu lạc bộ “CÂY TRI THỨC CEO: http://caytrithucceo.com
Khởi nghiệp và phát triển hệ thống kinh doanh:
2.3.3 Phát triển nhóm I (đầu tư)
Nếu bạn muốn hoặc đang hoạt động đầu tư, bạn có thể tham gia CLB “1 TRIỆU NHÀ TRIỆU PHÚ”: https://1trieunhatrieuphu.com
3. Xác định thế cờ và Thiết lập cách đánh chiến lược của cuộc đời – Sử dụng Ma trận SWOT
3.1 Giới thiệu về công cụ Ma trận SWOT
3.1.1 Khái niệm ma trận SWOT
- SWOT là một kỹ thuật phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của bạn thông qua việc xác định và đánh giá 4 yếu tố:
- Điểm mạnh (Strengths): là những tác nhân bên trong bạn, mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. VD: sở trường, sở thích, đam mê, năng lực …
- Điểm yếu (Weaknesses): là những tác nhân bên trong bạn, mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. VD: sở đoản, lười biếng, sức khỏe không tốt, dễ stress …
- Cơ hội (Opportunities): là những tác nhân bên ngoài, mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. VD: xã hội phát triển, ngành nghề hót, có người hỗ trợ, bố mẹ giàu có …
- Mối đe dọa (Threats): là những tác nhân bên ngoài, mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. VD: khủng hoảng kinh tế, ít mối quan hệ, nghèo, bạn bè tiêu cực …
Nói một cách dễ hiểu, điểm mạnh và điểm yếu xuất phát từ các yếu tố nội tại của bạn, còn cơ hội và các mối đe dọa là những nhân tố bên ngoài tác động đến bạn. Thông qua khung lý thuyết của ma trận SWOT, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế và hướng đi.
SWOT vốn dĩ thường được dùng để phát triển doanh nghiệp, marketing, bán hàng … Ở đây, chúng ta sẽ ứng dụng SWOT để hỗ trợ xây dựng chiến lược cuộc đời.
Ví dụ SWOT cá nhân:
Ví dụ SWOT doanh nghiệp:
3.2.2 Lịch sử nguồn gốc về SWOT
- Phân tích ma trận SWOT được phát minh vào những năm 1960 bởi một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ - Albert Humphrey. Trong quá trình làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford (1960 - 1970), ông đã đưa ra một phương pháp lập kế hoạch theo nhóm được đặt tên là phân tích SOFT.
- Cụ thể, trước đây việc lập kế hoạch doanh nghiệp đã không đạt được nhiều thành công. Các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 cần một cách lập kế hoạch dài hạn có thể thực thi và hợp lý. Humphrey và nhóm nghiên cứu của ông đã đề xuất mô hình SWOT nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân các công ty thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra, đồng thời mang lại tính trách nhiệm và tính khách quan cho quá trình lập kế hoạch, củng cố chiến lược kinh doanh bằng cách đánh giá tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và mối đe dọa trong thị trường.
- Ban đầu, mô hình phân tích này được gọi là SOFT bao gồm: Satisfactory (điều hài lòng), Opportunities (Cơ hội), Fault (sai lầm), và Threats (nguy cơ). Khi trình bày mô hình này tại Thụy Sĩ vào năm 1964, nhóm nghiên cứu đã đổi chữ F thành chữ W và SOFT được đổi thành SWOT. Năm 1966, mô hình này lần đầu tiên được thử nghiện tại công ty Erie Technological corp.
- Sự phổ biến rộng rãi của phân tích SWOT xuất hiện vào những năm 1980 sau khi kỹ thuật này thu hút được sự chú ý đáng kể từ Michael Porter của Harvard và Henry Mintzberg của Đại học McGill trong các văn bản kinh doanh của họ.
- Đến năm 2004, mô hình này đã được phát triển đầy đủ và chứng minh được khả năng giải quyết các vấn đề trong việc xác lập và thống nhất các mục tiêu mang tính thực tiễn của doanh nghiệp mà không cần tìm đến các cố vấn bên ngoài.
3.1.3 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT (SWOT analysis) sẽ giúp bạn thực hiện những mục tiêu và hành động sau:
- Mục tiêu SO (Strengths – Opportunities): Dùng những điểm mạnh bên trong để tối ưu hóa những cơ hội bên ngoài
- Mục tiêu ST (Strengths – Threats): Dùng thế mạnh bên trong để hạn chế những nguy cơ bên ngoà
- Mục tiêu WO (Weaknesses – Opportunities): Cải thiện điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội bên ngoài
- Mục tiêu WT (Weaknesses – Threats): Loại bỏ và khắc phục điểm yếu bên trong nhằm tránh những mối nguy bên ngoài
Ví dụ SWOT của The Café Home:
3.2 Đo các chỉ số trong Ma trận SWOT – Xác định thế trận và Thiết lập cách đánh chiến lược dựa trên Ma trận SWOT
Vậy là bạn đã hiểu về ý nghĩa và vai trò của của SWOT, nó giúp cho chúng ta có mộ hình đơn giản để đánh giá bản thân và các yếu tố bên ngoài.
Việc tiếp theo bạn cần làm là:
- Làm sao mình có thể đánh giá chính xác và đầy đủ các nội dung trong ma trận SWOT.
- Xác định thế trận và Thiết lập cách đánh chiến lược
3.2.1 Đo các chỉ số trong ma trận SWOT
Để đo được các chỉ số SWOT, ta xem xét:
- SW là một trục: gọi là trục nội lực (điểm mạnh + điểm yếu) => nếu điểm mạnh là vượt trội thì điểm SW sẽ tăng lên 10, ngược lại điểm yếu mà vượt trội thì điểm SW sẽ tiến về 0.
- OT là một trục: gọi là trục ngoại lực (cơ hội + nguy cơ) => nếu cơ hội là vượt trội thì điểm OT sẽ tăng lên 10, ngược lại nếu nguy cơ mà vượt trội thì điểm OT sẽ tiến về 0.
Để có thể chấm điểm được cho SW và OT, bạn cần phải có tiêu chí nào đó làm chuẩn mực, chứ không thể chỉ là cảm nhận cá nhân. Ví dụ: nếu bạn đánh giá bạn là người nói giỏi, nhưng thực tế nói giỏi có ý nghĩa gì? Bạn cần biết trong bức tranh tổng bạn thực sự cần điều gì? Để có bức tranh tổng, bạn đã được học trong bài Định vị bản thân (biết rõ điểm xuất phát) và Thiết lập mục tiêu cuộc đời (để biết rõ đích đến). Hãy xem lại 2 nội dung này để biết bản thân cần những gì, từ đó mới sử dụng những thứ mình cần và mang nó ra để đo đạc xem từ điểm xuất phát tới đích đến cuộc đời còn cách bao xa, từ đó có thể đánh giá thang điểm cho những điều thực sự cần
- Hướng dẫn “Định vị bản thân” (sử dụng IKIGA, JohariI): http://xaydungtoi.com/blog/chuong-trinh-dinh-vi-ban-than-ikigai-johari-song-hanh-phuc-song-thanh-cong
- Hướng dẫn Thiết lập mục tiêu cuộc đời (sử dụng IKIGAI, BSC): http://xaydungtoi.com/blog/chuong-trinh-thiet-lap-muc-tieu-cuoc-doi---ikigai-bsc-can-bang-cuoc-song-ca-nhan-gia-dinh-xa-hoi
Hãy liệt kê và chấm điểm các yếu tố trong IKIGAI và BSC, xem SW (điểm mạnh và điểm yếu) và OT (cơ hội và nguy cơ) có điểm ở mức bao nhiêu? Thang điểm từ 1-10 như trong hình ở trên.
3.2.2 Xác định thế trận và Thiết lập cách đánh chiến lược cuộc đời dựa trên ma trận SWOT
Sau khi biết được các yếu tố cần chấm điểm, và đã biết điểm của SW và OT. Như vậy xét trên bảng thang đo SWOT, bạn sẽ biết được bản thân mình đang ở vùng nào.
Vùng 1: Tấn công
- Đặc điểm: Nội lực mạnh (5-10 điểm) và Ngoại lực mạnh (5-10 điểm)
- Thế trận: Tấn công
- Cách đánh chiến lược: SO => luôn duy trì ở vùng 1, tránh bị tụt vị trí vùng
- Tiến lên mạnh mẽ, thể hiện năng lực của bản thân, trao đi thật nhiều giá trị hơn nữa
- Tận dụng mọi cơ hội thuận lợi đang có
- Phát triển cộng động cho riêng mình
Vùng 2: Đa dạng hóa
- Đặc điểm: Nội lực mạnh (5-10 điểm) và Ngoại lực yếu (0-5 điểm)
- Thế trận: Đa dạng hóa
- Cách đánh chiến lược: ST => tìm cách nhảy lên vùng 1
- Tiếp tục phát huy năng lực bản thân, trao đi thật nhiều giá trị hơn nữa …
- Tìm cơ hội tốt hơn, tích lũy tiền để cải thiện môi trường (VD: nhảy qua cty khác …) => để tìm cách nhảy lên vùng 1
Vùng 3: Phòng thủ
- Đặc điểm: Nội lực yếu (0-5 điểm) và Ngoại lực yếu (0-5 điểm)
- Thế trận: Phòng thủ
- Cách đánh chiến lược: WT => tìm cách nhảy lên vùng 2
- Giảm chi phí, bán đầu tư
- Tập trung phát triển bản thân để đẩy cao năng lực / nội lực => để tìm cách nhảy lên vùng 2
Vùng 4: Tầm gửi
- Đặc điểm: Nội lực mạnh (5-10 điểm) và Ngoại lực mạnh (5-10 điểm)
- Thế trận: Tấn công
- Cách đánh chiến lược: WO => tìm cách nhảy lên vùng 1
- Tận dụng mọi cơ hội thuận lợi đang có
- Tập trung phát triển bản thân để đẩy cao năng lực / nội lực => để tìm cách nhảy lên vùng 1
Ví dụ về thế trận và chiến lược dựa trên ma trận SWOT cho doanh nghiệp:
4. Thực hành
- Thiết lập chiến lược sử dụng đòn bẩy hệ thống con người và tài chính – Sử dụng Kim tứ đồ Cashflow
- Xác định thế cờ và Thiết lập cách đánh chiến lược của cuộc đời – Sử dụng Ma trận SWOT
5. Bài tập rèn luyện
Được gửi trên nhóm rèn luyện của học viên!
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI
Tương tác Bình luận ...
Chương trình rèn TRÍ - "7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI":
- Giới thiệu Chương trình rèn TRÍ – 7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI
- Chương trình "ĐỊNH VỊ BẢN THÂN" (IKIGAI, JOHARI): Sống hạnh phúc! Sống thành công!
- Chương trình "THIẾT LẬP MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI - IKIGAI, BSC": Cân bằng cuộc sống Cá nhân – Gia đình – Xã hội!
- Chương trình "XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI - KIM TỨ ĐỒ CASHFLOW, MA TRẬN SWOT": Xác định thế trận và cách đánh chiến lược cuộc đời!
- Chương trình "THỰC THI CHIẾN LƯỢC CUỘC ĐỜI - HÀNH ĐỘNG LÀ TRUNG TÂM CỦA MỌI CHIẾN LƯỢC - QUẢN TRỊ THỜI GIAN": Nâng cao hiệu quả làm việc!
Khóa rèn "TRÍ" - "7 NGÀY QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI" Đăng ký
Trang chủ | Giới thiệu | Dự án | Giáo án (lịch khai giảng) | App | CLB | Blog | Liên hệ
XÂY DỰNG TÔI - BUILD ME
(hệ sinh thái cộng đồng)
"Kết nối cộng đồng, nâng tầm tri thức!"
"THÂN (khỏe) - TÂM (an) - TRÍ (tuệ)"